Một số cách bảo quản bề mặt gỗ bền bỉ bạn cần biết

Một số cách bảo quản bề mặt gỗ bền bỉ bạn cần biết
Ngày đăng: 4 tháng trước

     Nội thất gỗ luôn là những món đồ được ưa chuộng và xuất hiện nhiều trong ngôi nhà của người Việt. Bởi chúng mang một vẻ đẹp thu hút bền vững với thời gian. Khác với những sản phẩm gỗ tự nhiên cao cấp, đồ gỗ công nghiệp chất lượng thấp thường nhanh xuống cấp và trở nên mất thẩm mỹ. Hãy bỏ túi cho mình một vài cách làm đơn giản dưới đây để đồ gỗ nhà bạn luôn bóng và trông như mới.

 

Loại bỏ bề mặt gỗ đã cũ

 

     Kỹ thuật loại bỏ bề mặt gỗ đã cũ là bước cần thiết đầu tiên trước khi đánh bóng hay phủ sơn sau đó. Đảm bảo nơi thực hiện rộng rãi và thông thoáng, tránh nơi chật hẹp, ẩm thấp.

 

     Đầu tiên, thực hiện loại bỏ toàn bộ các chi tiết kỹ thuật cứng như ốc, vít,… kể các vết cáu bẩn trên bề mặt gỗ sản phẩm.

 

     Tiếp theo, sử dụng trực tiếp lên toàn bộ bề mặt gỗ chất tẩy sơn và dung môi, chú ý tránh để khô dung môi. Đợi đến khi hóa chất sủi bong bóng, dùng cọ dùng 1 lần để cạo toàn bộ lớp bề mặt.

 

     Cuối cùng, lau sạch bề mặt gỗ bằng khăn vải để loại bỏ phần sơn phủ còn sót lại. Nếu còn các vết bẩn cứng đầu, bạn có thể cẩn thận sử dụng giấy nhám mịn chà nhẹ và lau lại bằng khăn sạch một lần nữa. Lúc này bề mặt gỗ đã trở nên nhẵn là sạch hơn, sẵn sàng thực hiện các bước bảo quản bề mặt gỗ nội thất khác.

 

 

Đánh bóng bề mặt gỗ

 

     Sau một khoảng thời gian sử dụng, bề mặt gỗ bám dính nhiều bụi bẩn sẽ mất đi độ bóng. Thêm vào đó, những thói quen hàng ngày và cách vệ sinh đồ gỗ không đúng cách cũng khiến những món đồ dần mất đi độ sáng bóng. Vì vậy, chúng ta cần đánh bóng để bảo vệ bề mặt gỗ, giúp chúng trở nên bền bỉ hơn.

 

     Đối với đồ gỗ nội thất, bạn có thể sử dụng chất tẩy sáp để lau sạch những món đồ trước khi đánh bóng. Trước tiên, làm ướt vừa đủ miếng vải nhỏ bằng chất tẩy sáp và lau dọc theo thớ gỗ. Sau khi bề mặt gỗ đã khô hoàn toàn, bạn hãy dùng khăn khô làm bằng vải sợi nhỏ lau sạch phần sáp dư thừa. Lưu ý loại bỏ lượng sáp dư thừa bởi vì lớp sáp có thể sẽ làm thay đổi chất đánh bóng trên bề mặt gỗ.

 

     Sau khi kiểm tra lớp sáp, bạn sẽ tiến hành phủ lớp sơn bóng dọc theo những thớ gỗ. Mở nắp chai đựng chất đánh bóng, sau đó đặt một miếng vải sợi nhỏ lên nắp mở và lật ngược chai lại giúp chất đánh bóng thấm một lượng sơn vừa đủ vào vải và tránh sơn quá nhiều làm nó đọng lại trên bề mặt gỗ.

 

     Tiếp đến, hãy chà vải dọc theo thớ gỗ để đánh bóng. Bạn có thể lặp lại nhiều lần đánh bóng, tùy thuộc vào độ bóng mà bạn mong muốn. Chú ý các kẽ hở và ngóc ngách, mở tủ hoặc ngăn kéo để đánh bóng các mối nối. Kiểm tra lại một lượt toàn bộ không gian nội thất.

 

     Bạn nên lựa chọn sản phẩm đánh bóng chất lượng cao giúp duy trì tuổi thọ và bảo vệ tốt hơn sản phẩm từ gỗ, đặc biệt là những món đồ nội thất cao cấp. Quy trình đánh bóng có thể lặp lại thường xuyên để giữ cho đồ nội thất của bạn trông đẹp hơn.

 

 

Sơn dầu cho bề mặt đồ gỗ

 

     Để bảo quản các đồ gỗ này trước mối mọt, hạn chế sự rạn nứt và hư hại do thời tiết, người ta thường dùng sơn dầu để sơn lên gỗ, thậm chí có người dùng dầu nhớt để quét lên.

 

     Bước sơn dầu cho bề mặt gỗ được thực hiện sau khi đồ vật đã được làm sạch và sơn bóng. Tiếp đó, thực hiện nhúng lượng vừa phải chổi quét vào sơn dầu và quét đều lên toàn bộ bề mặt gỗ. Khi sơn dầu, bạn cần đảm bảo sơn theo một chiều nhất định trông sẽ thẩm mỹ hơn.

 

     Để dầu khô tự nhiên từ 20 – 30 phút rồi lau lại mặt gỗ vừa được sơn dầu bằng vải mềm để tránh phần sơn thừa làm bẩn quần áo nhé.


     Sau khi sơn dầu, bề mặt gỗ sẽ trở nên sẫm màu và bóng hơn so với trước đây. Việc dùng sơn thường để lại mùi khó chịu, để giảm bớt mùi sơn bạn có thể bỏ sữa bò đun sôi hoặc bã cà phê bên cạnh đồ gỗ khoảng vài tiếng đồng hồ.

 

     Chỉ với 3 mẹo đơn giản để bảo quản nội thất gỗ trên, việc tự làm mới đồ dùng gỗ trong nhà bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn. Hy vọng những món đồ nội thất gỗ sẽ luôn như mới, bền đẹp cùng với gia đình bạn!

Zalo
Hotline